Giỏ hàng

Hướng dẫn cấu hình Domain Controller trên Windows 2016

14/08/2024
Tin tức

Đối với các doanh nghiệp lớn, có lượng User lớn cần phải Quản lý tập trung trên Domain Controller trên windows Server, Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về việc cấu hình và cài đặt trên máy chủ.

Các bước chuẩn bị để xây dựng Domain Controller

Để triển khai xây dựng Domain Controller bạn cần chuẩn bị tối thiểu những thứ sau:

– 01 máy làm Domain Controller cài Windows Server 2016 hoặc thấp hơn.
– 01 máy làm Client cài Windows 10 hoặc thấp hơn.
– Các máy được đặt tên, IP theo quy định của công ty.
– Đặt mật khẩu cho tài khoản Administrator máy DC.


Xem thêm : Hướng dẫn cấu hình Additional Domain Controller (ADC)

Các bước thiết lập Domain Controller

Bước 1 : Xây dựng máy chủ Server DC 2012 Domain Controller

Trước khi tiến hành xây dựng Domain Controller, chúng ta cần phải: Đổi tên máy DC (theo quy chuẩn của công ty); Đặt mật khẩu cho tài khoản Administrator và quan trọng nhất là đặt IP tĩnh cho máy được chọn làm Domain Controller.

Thao tác đặt IP tĩnh cho máy được chọn làm Domain Controller là việc bắt buộc trước khi triển khai các bước tiếp theo.

Caption

Bạn lưu ý: Ở ô Preferred DNS Server bạn đặt IP của máy cài DC. Trong trường hợp này bạn nhập giống IP address.

Bước 2: Xây dựng Domain Controller

Bước 1: Mở Add Roles and Features trên máy dựng Domain Controller.

Sau khi đặt IP cho máy làm Domain Controller. Bạn mở Server Manager lên và chọn Add Roles and Features.

Bạn mở Server Manager lên và chọn Add Roles and Features
Caption

Có nhiều cách để mở Add Roles and Features, trong đó có 2 cách phổ biến nhất là: (C1: Mở Add Roles and Features ngay trong phần Configure this local server trên Dashboard của Server Manager. C2: Chọn Manager/Add Roles and FeaturesAdd Roles and Features).

Bước 2: Before you begin – Màn hình giới thiệu.

Before you begin – Màn hình giới thiệu
Caption

Ở bước này, trong khuôn khổ của bài viết chúng ta nhấn Next để sang bước kế tiếp.

Bước 3: Installation Type – Lựa chọn kiểu cài đặt.

 Installation Type – Lựa chọn kiểu cài đặt.
Caption


Chọn kiểu cài đặt, ở đây chúng ta đang thêm Roles and Features nên ta chọn Role-Based or Feature-Based Installation. Sau đó nhấn Next.

Bước 4: Server Selection – Chọn server cài đặt.

Caption

Trong mục Select a server or a vitual hard disk on which to install roles and features, ta chọn Select a server from the server pool. Trong khung Server Pool ta chọn máy cần cài Domain Controller. Sau đó nhấn Next.

Bước 5: Server Roles – Thêm vai trò máy chủ (Chọn Active Directory Domain Services)

Sang bước 5 lựa chọn vai trò của máy chủ. Có thể hiểu nôm na rằng, Windows Server có nhiều gói dịch vụ với vai trò hoạt động khác nhau. Việc làm của chúng ta hiện tại là đang kích hoạt các gói dịch vụ ấy lên để sử dụng cho hệ thống của mình. Hiện tại, chúng ta đang thiết lập một Domain Controller nên bạn chọn Active Directory Domain Services.

Server Roles – Vai trò máy chủ (Chọn Active Directory Domain Services)
Caption

Sau khi chọn vào ô Active Directory Domain Services. Chúng ta sẽ phải lựa chọn thêm một thao tác nữa là thêm Feature (Add feature). Bạn thao tác như hình dưới.

Sau khi Add feature xong chúng ta nhấn Next để sang bước tiếp theo.

Add Features trong Server Roles
Caption

Bước 6: Màn hình giới thiệu Active Directory Domain Services (AD DS)

Màn hình giới thiệu Active Directory Domain Services (AD DS)
Caption

Bạn chọn next để sang bước kế tiếp.

Bước 7: Xác nhận các lựa chọn các gói cài đặt của bạn và cài đặt.

Màn hình hiển thị cài đặt thành công
Caption


Tại đây, những tùy chọn của bạn được hiển thị. Bạn có thể nhấn Install để tiến hành việc cài đặt hoặc nhấn vào Previous để trở về các bước trước và tùy chọn lại. Bạn cũng có thể stick hoặc không vào ô Restart the destination server automatically if required.

Bước 8: Quá trình cài đặt.

Sau khi nhấn vào Install, quá trình cài đặt được diễn ra. Bạn đợi cho tới khi việc cài đặt thành công.

Màn hình hiển thị cài đặt thành công
Caption


Sau khi cài đặt thành công, bạn chọn vào dòng: Promote this server to a domain controller để tiến hành thiết lập Domain Controller.

Bước 9: Thiết lập Domain Controller.

Trong phần Deployment configuration có 3 tùy chọn nút Radio gồm có:

  • Add a domain controller to an existing domain (Thêm 1 ADC vào Domain đã có sẵn).
  • Add a new domain to an existing forest (Thêm một Domain mới vào Forest có sẵn).
  • Add a new forest. (Thêm 1 Forest mới).

Bạn chọn Add a new forest. Trong phần Specify the domain information for this operation, gõ Domain của bạn vào ô Root domain name.

Deployment configuration add a new forest
Caption

Sau khi chọn xong bạn nhấn Next để sang bước kế tiếp (Domain Controller Options).

Trong phần Domain Controller Options:

Trong Forest functional Level và Domain functional Level bạn chọn đúng theo Hệ điều hành/phiên bản đang sử dụng.

Bạn có thể đánh dấu vào vô Domain Name System (DNS) Server để cài đặt thêm gói DNS. Global Catalog (GC) là phần bắt buộc phải chọn do PDC hay DC đầu tiên cũng chính là GC. Phần RoDC bạn không chọn do ta đang xây dựng PDC.

Ở phần Type the Directory Services Restore Mode (DSRM) password, đây là nơi bạn nhập mật khẩu khá quan trọng. Dó dùng khi bạn muốn khôi phục AD ở chế độ Restore Remote. Bạn lưu ý, phần này bắt buộc bạn nhập mật khẩu có độ khó cao.

Xây dựng Domain Controller trên Windows Server: Tùy chọn Domain Controller.
Caption


Sau khi nhập xong các thông số như trên, bạn nhấn Next và chờ tới bước tiếp theo DNS Option.

DNS Options
Caption


Bạn nhấn Next để đến bước kế tiếp.

Tùy chọn Additional Options
Caption


Ở phần Additional Options bạn có thể để The NetBIOS domain name mặc định hoặc có thể tự gõ tên khác. Tên này bạn sẽ sử dụng thường xuyên khi đăng nhập User. Sau đó nhấn Next.

Tùy chọn Paths
Caption


Đây là phần để trỏ đường dẫn lưu Database của Active Directory Domain Services, đường dẫ lưu SYSVOL và Log files. Bạn có thể thay đổi hoặc để mặc định sau đó nhấn Next.

Review Options Xem lại các tùy chọn
Caption


Ở phần này, mọi tùy chọn của bạn sẽ được hiển thị. Nếu thấy mọi thứ đã như ý muốn, bạn nhấn Next để sang bước tiếp theo. Nếu cần thay đổi, hãy nhấn vào Previous.

Prerequisites check và Install
Caption


Prerequisites check sẽ thông báo cho bạn những lỗi cần sửa hoặc cảnh báo. Nếu không có lỗi và có thông báo xanh như hình trên, bạn có thể tiến hành cài đặt (Install).

Cài đặt thành công, nhấn Close và khởi động lại Domain Controller
Caption


Quá trình cài đặt được diễn ra, sau khi cài đặt thành công. Bạn sẽ nhận được thông báo như hình trên. Hãy nhấn Close và khởi động lại Domain Controller để xem thành quả.

Bước 3 : Tạo tài khoản cho User 

Bước 1: Chuẩn bị.

Tại máy Client cài đặt windows (Hình ảnh mình sử dụng là Windows 10). Lưu ý, tất cả các máy Join domain không sử dụng Windows bản Home.

Bạn tiến hành đặt Preferred DNS Server cho máy Client trùng với IP của Domain Controller (Bắt buộc phải trùng). IP tĩnh của Client bạn có thể đặt hoặc không đặt. Sau khi đặt xong, bạn nhấn OK.

Thay đổi IP máy Client. Trỏ DNS về Domain Controller
Caption


Bước 2: Mở cửa sổ Computer name/Domain Changes.

Tiếp theo, bạn chuột phải vào This PC (My Computer) chon Properties hoặc nhấn Ctrl + Break. Cửa sổ System xuất hiện (như hình dưới).

Chuột phải vào This PC (My Computer) chọn Properties
Caption


Tại cửa sổ System, bạn nhấn chọn vào Change Setting để tiến hành Join Domain. Cửa sổ System Properties xuất hiện.

Bước 3: Join Domain và khởi động lại máy tính

Join Domain tại máy Client
Caption


Tại cửa sổ System Properties bạn chọn Change, stick chọn vào Domain trong phần Member of và gõ vào Domain bạn muốn Join. Tại đây (Cửa sổ Computer Name/Domain Changes) bạn cũng có thể thay đổi Computer name của máy tính đang sử dụng.

Nhập User và Password tài khoản Admin của Domain Controller
Caption


Sau khi nhập Domain và nhấn OK nếu thông tin Domain chính xác, màn hình xuất hiện hộp thoại Windows Sercurity để bạn nhập User và mật khẩu tài khoản Admin của Domain Controller và nhấn OK.

Thông báo Join Domain thành công
Caption


Nếu mọi thứ bạn nhập chính xác. Việc Join domain thành công và màn hình hiển thị ra thông báo: Welcome to the domain (ở đây domain mình là vinadigi.vn nên thông báo hiện ra sẽ là Welcome to the vinadigi.vn domain.). Bạn nhấn OK và OK.

Thông báo thay đổi sẽ được thực hiện sau khi Reset máy tính
Caption


Màn hình tiếp tục hiện ra thông báo rằng Bạn khởi động lại máy tính để thực thi các thay đổi. Trước khi khởi động lại, hãy lưu các files đang mở và tắt hết mọi chương trình.

Sau đó bạn nhấn OK >> OK và chọn Reset Now để khởi động lại máy tính ngay hoặc nhấn Reset late để khởi động lại máy tính vào lúc khác.

Vậy là việc bạn Join máy tính vào Domain Controller đã hoàn tất. Bạn cần khởi động lại máy tính để xem các thay đổi đã thực hiện.

PHẦN 5: ĐĂNG NHẬP, KIỂM TRA.

Sau khi join thành công domain và khởi động lại máy tính. Nếu bạn đã join thành công, cửa sổ đăng nhập sẽ hiện thông tin như bên dưới (Ở đây mình đã đăng nhập tài khoản Client nên ở góc trái bên dưới có xuất hiện thêm 1 Account có Fullname là Thu Nguyen Tien).

Màn hình đăng nhập sau khi Join domain
Caption

Bạn sử dụng tài khoản và mật khẩu được quản trị viên khởi tạo để đăng nhập vào máy tính. Lưu ý, bạn có thể phải đổi mật khẩu ở lần đăng nhập đầu tiên.

Kiểm tra join domain tại cửa sổ System
Caption

Sau khi đăng nhập thành công, bạn chuột phải vào This PC (My Computer) chọn Properties hoặc nhấn Ctrl + Break để mở cửa sổ System. Tại đây, nếu bạn Join thành công Domain sẽ thấy tên Domain được gắn tại phần Full computer name và Domain.

Như vậy, công việc xây dựng Domain Controller, tạo User Client, Join domain đã xong. Chúc bạn may mắn và thành công!

Xem thêm : Hướng dẫn cấu hình Additional Domain Controller (ADC)


0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
Hướng dẫn cấu hình Domain Controller trên Windows 2016

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan